ĐƯỜNG DÂY NÓNG
0906730945
Gửi câu hỏi
Họ tên : (*)
Email : (*)
Điện thoại :
Danh mục :
Nội dung : (*)
Mã bảo vệ : (*)
  
Hỏi đáp
Trả lời:

Chào bạn,

Theo chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới thì cân nặng của bé hơi thấp so với chuẩn nhưng vẫn chưa bị suy dinh dưỡng. Lượng ăn của bé hiện nay đã đảm bảo đủ nhu cầu. Tuy nhiên, để bé tăng cân tốt thì còn phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn như: độ đậm đặc của cháo, cách chế biến, thực phẩm sử dụng đảm bảo an toàn vệ sinh, hoặc bữa ăn có cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, béo, chất xơ.

Để cải thiện tình trạng của bé, bạn nên thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt cho con bằng cách: đảm bảo bữa ăn cân đối, không ăn nhiều đạm và các loại quả chát. Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm một hộp sữa chua mỗi ngày. Bé nên ăn các loại thực phẩm như khoai lang, rau xanh, chuối, cam, đu đủ. Bạn có thể kích thích nhu động ruột của bé bằng cách xoa bụng bé 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5-10 phút vào lúc bé đói. Bé cần được rèn luyện thói quen đi ngoài đều đặn vào một giờ cố định trong ngày.

Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan
Phòng khám Cây Thông Xanh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng

Trả lời:

Chào bạn, về tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ thì có đến 95% là do chế độ ăn uống. Bạn có thể khắc phục tình trạng này của bé bằng cách sau:

- Cho bé uống nhiều nước, ở độ tuổi này bé cần 1,3 lít dung dịch (gồm nước lọc, nước trái cây, nước canh, sữa…).

- Đảm bảo bữa ăn cân đối giữa các nhóm thực phẩm: đạm, béo, tinh bột, xơ. Không cho bé ăn nhiều đạm. Tích cực cho bé ăn thêm khoai lang, rau dền, mồng tơi và hoa quả như chuối, bưởi, cam, đu đủ…

- Tập cho bé đi đại tiện đúng giờ quy định.

- Tích cực cho bé vận động, xoa bụng cho bé nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5-10 phút để kích thích tăng nhu động ruột.

Nếu bé vẫn không đỡ thì bạn nên cho bé đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, tư vấn cụ thể và có hướng can thiệp phù hợp.

Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan
Phòng khám Cây Thông Xanh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng

Trả lời:

Chào bạn,

Bé mới hơn một tháng, bạn nên cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, chính sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì dễ tiêu hóa và hấp thu. Bé bú sữa mẹ trung bình một ngày có thể đi ngoài 3-5 lần phân hoa cà hoa cải, có mùi hơi chua. Nếu bé ăn sữa bò, số lần đi ngoài ít hơn, có khi chỉ 1-2 thậm chí 3-4 ngày bé mới đi ngoài, phân sệt hoặc thành khuôn, mùi thối.  Gần đây, bé khó đi ngoài thì có khả năng bạn cho bé dùng sữa công thức không phù hợp. Nếu bạn không đủ sữa thì mới cho con ăn thêm sữa công thức, nên đổi sang loại sữa khác để xem bé đi ngoài có tốt hơn không. 

Về phía người mẹ, để có nhiều sữa cho con, chế độ ăn của bạn là rất quan trọng, cần đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước bao gồm uống sữa, nước quả, canh, nước lọc... Bạn cần cho con bú đúng cách và đủ thời gian. Bé càng bú nhiều thì sữa mẹ về càng nhiều.

Để tránh táo bón cho con, hằng ngày, bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ vào lúc đói, mỗi lần 5 phút, hai đến ba lần một ngày. Bạn nên tập xi cho bé đi ngoài hàng ngày, không nên lạm dụng thụt cho bé sẽ làm hỏng cơ thắt hậu môn khiến trẻ dễ bị mắc bệnh đi ngoài không tự chủ. Nếu không đỡ, bạn nên cho bé đi khám nhé.

Thạc sĩ, bác sĩ dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi

Trả lời:

Chào bạn,

Tình trạng táo bón thường xuyên 7 năm và chảy máu như mô tả có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu là nứt ống hậu môn mạn tính có thể phải phẫu thuật cắt đường nứt. Với tình trạng sức khỏe ổn định bình thường, sau khi điều trị có thể xuất viện ngay trong ngày.

Khi bạn đến khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ cần phối hợp nội soi đại trực tràng xác định vết nứt hoặc các nguyên nhân khác gây chảy máu nếu có, chẳng hạn như u, polyp…

Trước mắt bạn cần lưu ý khi đi vệ sinh, hạn chế dùng giấy chùi vì ma sát có thể gây tổn thương, hoặc bột giấy thấm ngược vào trong. Nên dùng nước ấm rửa vùng này với dung dịch sát khuẩn khoảng 5 phút.

Các biểu hiện bạn nêu trên đã kéo dài thì cần đi khám sớm, đừng vì e ngại mà trì hoãn. Xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của nhiều nguyên nhân, trong đó có những bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm. Các bệnh lý nguy hiểm như u hoặc ung thư đại trực tràng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị thành công đến 90%.

Hiện nay nhiều bệnh viện ở TP HCM có chuyên khoa về Trĩ - Trực tràng - Hậu môn. Bạn nên tìm đến những bệnh viện lớn, uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và điều trị triệt để. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Thân ái.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Cao Hùng Phú
Chuyên khoa Ngoại Trĩ -Trực tràng- Hậu môn
Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

Trả lời:

Chào bạn,

Các thông tin bạn đưa ra không đầy đủ để có thể chẩn đoán tình trạng cụ thể của  bé nhưng dựa vào các biểu hiện như bé hay ra mồ hôi trộm, khó ngủ, quấy khóc... tôi cho rằng có khả năng con bạn bị còi xương và táo bón. Trong trường hợp này, bạn cần lưu ý:

Về chăm sóc: Khi nào có nắng ấm, bạn nên cho bé tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều muộn.

Chế độ ăn cần đầy đủ và cân đối theo lứa tuổi, lưu ý: mỗi ngày cho bé 500 ml sữa bao gồm sữa công thức, phomai, sữa chua để bổ sung thêm canxi. Sữa chua còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, có thể cho bé sử dụng sữa chua có bổ sung lợi khuẩn. Thức ăn cần bổ sung thêm tôm, cua, cá là những thực phẩm có nhiều canxi. Tăng ăn rau xanh lá như mồng tơi, rau đay, súp lơ xanh, cải xanh… để tăng thêm chất xơ trong khẩu phần. Bổ sung cho bé hoa quả tươi như chuối tiêu, cam quýt, đu đủ, dưa hấu, thanh long… Bạn nên chú ý cho bé ăn thêm canh. Ngoài bữa ăn, cần để ý cho uống đủ nước.

Hằng ngày, bạn xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ vào lúc đói 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Tập cho bé đi ngoài vào giờ nhất định, nên cho bé đi ngoài sau khi ăn khoảng một tiếng vì lúc này nhu động ruột đang tăng.

Bé cần được bổ sung thêm canxi, vitamin D, kẽm, men vi sinh… theo chỉ định của bác sĩ khi khám trực tiếp.

Chúc bạn thành công.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Giấy phép kinh doanh số : 0312713905. Ngày cấp: 06/03/2017
Người đại diện: Nguyễn Quang Trí